
Như đã biết, Hiến Pháp là một ngành luật cơ bản của hệ thống pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều người trong chúng ta vẫn chưa nắm rõ hết về bộ luật này. Chính vì vậy, cuốn “Giáo trình luật hiến pháp Việt Nam” ra đời cung cấp cho độc giả cái nhìn cụ thể nhất.

“Giáo trình Luật Hiến Pháp Việt Nam” được xuất bản vào năm 2019 bởi Nhà Xuất Bản Tư Pháp. Cuốn sách do đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm Trường Đại học Luật Hà Nội đồng sáng tác. Nó không chỉ giúp sinh viên tìm hiểu rõ hơn về Hiến Pháp Việt Nam mà còn là công cụ đắc lực cho giảng viên, nghiên cứu sinh trong quá trình học tập, nghiên cứu.
Những vấn đề cơ bản
Vậy, Hiến Pháp là gì? Luật Hiến Pháp là một ngành luật gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ cơ bản về tổ chức quyền lợi Nhà nước; Về chế độ chính trị; kinh tế, văn hóa-xã hội; chế độ bầu cử, quyền và nghĩa vụ của công dân; về quốc tịch,… Đây là ngành luật chủ đạo, cơ bản nhất trong hệ thống pháp luật của một quốc gia. Nó điều chỉnh những quan hệ xã hội quan trọng nhất, cơ bản nhất và tất cả những ngành luật khác để hình thành trên những nguyên tắc của hiến pháp. Chính vì tầm quan trọng của nó đối với đời sống xã hội Hiến Pháp sớm được đưa vào chương trình đào tạo cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ luật.

Đối tượng nghiên cứu của môn học này chính là ngành Luật Hiến Pháp và khoa học Hiến Pháp Việt Nam. Ngày nay, môn học đã được giảng dạy tại nhiểu trường chuyên ngành luật và không chuyên như trường Đại học Luật Hà Nội, Đại học Luật thành phổ Hổ Chí Minh, khoa Luật Đại học quốc gia Hà Nội, khoa Nhà nước – Pháp luật của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và các trường Đảng…
Nội dung của cuốn Giáo trình bao gồm:
Chương I: Những khái niệm cơ bản của luật hiến pháp
Chương II: Những vấn đề cơ bản về hiến pháp
Chương III: Sự ra đời và phát triển của nền lập hiến Việt Nam
Chương IV: Chế độ chính trị
Chương V: Quốc tịch Việt Nam
Chương VI: Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
Chương VII: Chính sách kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường
Chương VIII: Chính sách quốc phòng và an ninh quốc gia
Chương IX: Chế độ bầu cử
Chương X: Bộ máy nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Chương XI: Quốc hội
Chương XII: Chủ tịch nước
Chương XIII: Chính phủ
Chương XIV: Tòa án nhân dân

Chương XV: Viện kiểm sát nhân dân
Chương XVI: Chính quyền địa phương
Chương XVII: Các cơ quan hiến định độc lập ở Việt Nam- Hội đồng bầu cử quốc gia và kiểm toán nhà nước.
Cuốn sách không chỉ dành cho những sinh viên đang muốn học lên cao học chuyên ngành Luật. Mà còn đáp ứng được nguyện vọng của những ai có niềm đam mê tìm hiểu Luật pháp Việt Nam. Hi vọng bài viết sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích!
Be the first to comment