
Một phương tiện không thể thiếu trong công tác quản lý nhà nước của Chính phủ đó chính là văn bản quy phạm pháp luật. Để một văn bản pháp luật ra đời đòi hỏi phải thông qua sự chấp thuận của hội đồng Chính phủ các cấp. Nhằm giúp độc giả hiểu rõ hơn về quy trình đó, chúng tôi sẽ giới thiệu về Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 1996 trong bài viết dưới đây!
Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 1996 có số hiệu 52-L/CTN, ngày 12 tháng 11 năm 1996 và căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992. Luật này ra đời nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng pháp luật, kịp thời thể chế hoá đường lối, chính sách của Đảng, đáp ứng yêu cầu quản lý xã hội bằng pháp luật, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trước khi đi sâu vào bộ luật, ngay ở chương đầu tiên, Luật giới thiệu qua về “văn bản quy phạm pháp luật”. Cụ thể, văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo thủ tục, trình tự luật định, trong đó có các quy tắc xử sự chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật bao gồm văn bản do Quốc hội ban hành, do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác ở trung ương ban hành và do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ban hành.
Những chương tiếp theo, Luật đề cập đến trách nhiệm của Chính phủ trong việc thông qua, xét duyệt văn bản quy phạm pháp luật cũng như nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức tham gia vào việc soạn thảo và ban hành văn bản pháp luật.
Nội dung của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 1996 bao gồm những khoản mục chính sau:

Chương I: Những quy định chung
Chương II: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và hình thức văn bản quy phạm pháp luật
Chương III: Văn bản quy phạm pháp luật của quốc hội, ủy ban thường vụ quốc hội
Chương IV. Văn bản quy phạm pháp luật của chủ tịch nước
Chương V. Văn bản quy phạm pháp luật của chính phủ, thủ tướng chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ
Chương VI. Văn bản quy phạm pháp luật của tòa án nhân dân tối cao, viện kiểm sát nhân dân tối cao
Chương VII. Văn bản quy phạm pháp luật liên tịch
Chương VIII. Hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật và nguyên tắc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật
Chương IX. Giám sát, kiểm tra, kiểm sát và xử lý văn bản trái pháp luật
Chương X. Điều khoản thi hành
Có thể thấy, Luật có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 1997, chấm dứt thời hạn hiệu lực của Nghị quyết của Hội đồng Nhà nước về Quy chế xây dựng luật và pháp lệnh ngày 6 tháng 8 năm 1988.
Be the first to comment